Kết quả tìm kiếm cho "Liên đoàn Lúa gạo vùng ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 351
ĐBSCL là vùng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Mỗi năm, toàn vùng sản suất từ 1,4 - 1,6 triệu tấn cá tra, 24 - 25 triệu tấn lúa và 5,3 - 5,5 triệu tấn trái cây. Chỉ riêng lúa gạo, sản lượng lúa của vùng chiếm trên 50% sản lượng của cả nước, 90% lượng gạo xuất khẩu của quốc gia.
Giá cá tra tại ĐBSCL trong những ngày qua tăng mạnh làm ngư dân vui, buồn lẫn lộn. Người còn cá bán thì vui, hết cá bán thì buồn. Vấn đề đặt ra là giá cá tra tăng mạnh, cơ hội hay thách thức?
Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), do Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức, nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp bền vững. Đây còn là dịp để nhà nghiên cứu, chuyên gia, người làm chính sách cùng tìm giải pháp ứng phó BĐKH.
Trong 2 ngày (20 - 21/11), Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh An Giang tổ chức hội thảo triển khai đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn HTX lúa, gạo vùng ĐBSCL; hội thi “Tìm hiểu Luật HTX năm 2023 và kết nối giao thương sản phẩm HTX”.
Năm 2024, hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Trong đó, nổi bật là việc triển khai đa dạng mô hình hỗ trợ, tăng cường ứng dụng công nghệ số vào hoạt động chuyên môn.
Tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, UBND huyện Châu Phú đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, trên địa bàn huyện phải có 7.388ha; đến năm 2030 có 22.983ha canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích nông dân sản xuất theo tín hiệu của thị trường, nhờ đó sản phẩm làm ra được tiêu thụ thuận lợi. Từ lúa, cá tra đến rau màu, trái cây, các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đã mua để xuất khẩu, mang về cho tỉnh nhà mỗi năm gần 1 tỷ USD.
Những năm gần đây, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến việc canh tác lúa gạo gặp nhiều khó khăn, giảm năng suất và thu nhập của nông dân. Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL” (TRVC) triển khai tại 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang nhằm giải quyết vấn đề này.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo truyền thông với chủ đề: Vai trò, nhiệm vụ của Tổ khuyến nông cộng đồng trong tham gia Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa.
Ngày 13/10, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng các sở, ngành liên quan về phát triển sản xuất nông nghiệp và quá trình triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, UBND TX. Tịnh Biên đang yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp các xã, phường, đơn vị liên quan tích cực triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 trên địa bàn thị xã.
UBND huyện An Phú (tỉnh An Giang) triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Huyện An Phú đề ra mục tiêu, thống nhất lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2030 là 10.050ha.